Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

HUONG DAN CAU HINH XEM CAMERA QUA MANG 2


Hướng dẫn cách xem Camera qua mạng Internet
Bước 1 : Từ Internet Explorer chọn Tool chọn Internet Option
Bước 2 : Từ Securiy chọn Internet chọn Custom Level
Bước 3 : Trong Security Setting , chọn Download Unsigned ActiveX Controls
Bước 4 : Chọn Enable và khởi động lại Internet Explorer
HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH XEM CAMERA QUA INTERNET
Bước 1: Tạo tài khoản Email:
Đầu tiên bạn mở trình duyệt Internet Explorer lên nhập vào địa chỉ :
http://gmail.com sẽ xuất hiện màn hình sau:


Sau đó hãy nhấp chuột vào Sign up for Gmail nó sẽ đưa bạn đến khung hình kế tiếp


Sau đó nhập các thông tin trong các ô trống như sau :


Phần first name, và last name ta đặt tuỳ ý
Phần login name : ta đặt tên dùng để đăng nhập vào Gmail.com (sau đó check availability để kiểm tra tên đăng nhập đã có người dùng chưa, nếu đã có người dùng sẽ báo chữ màu đỏ thì ta sẽ đặt lại tên khác. Nếu check chưa có người dùng thì tên đăng nhập sẽ hiện màu xanh, ta sẽ dùng tên ấy)
Phần choose a password : ta nhập mật khẩu ghi nhớ
Phần Re-enter password : ta nhập lại mật khẩu
Phần security Question : ta chọn câu hỏi như hình
Phần Answer : ta nhập như hình trên.
Phần secondary email : ta bỏ trống
Phần Location : chọn việt nam
Phần Word veryfication : ta nhập dòng chữ ngoằn ngèo như trên vào ô phía dưới
Sau đó ta Click vào I accept Creat my account
Sau đó nó sẽ đưa bạn vào trang kế tiếp :


Bước 2 : Tạo tài khoản tên miền
Sau đó bạn tắt trình duyệt Internet Explorer và mở lại trình duyệt Internet Explorer lên nhập vào địa chỉ sau:
http://www.dyndns.com sẽ đưa bạn đến trang như sau :


Sau đó hãy nhấp các thông tin như hình sau :


Phần Username : ta nhập vào tên để đăng nhập vào trang
http://www.dyndns.com
Phần Email Address : ta nhập vào tên email vừa mới tạo ở trên và thêm vào @gmail.com vào phía sau tên ấy.
Phần confirm Email Address : ta nhập lại Email như trên
Phần password : ta nhập vào mật khẩu để ghi nhớ khi đăng nhập vào
http://www.dyndns.com
Phần confirm password : ta nhập lại password
Hai ô kế tiếp ta bỏ trống
5 ô nhỏ còn lại ta đánh dấu check vào đó
Sau đó ta nhấp vào Creat Account
Nó sẽ đưa ta đến trang kế tiếp như sau
Lưu ý : username và password phải nhớ để sau này ta đăng nhập lại vô trang
http://www.dyndns.com để tạo tên miền (Domain name) để truy xuất khi ra ngoài mạng internet
Khi ta nhấp Creat Account nếu username đã có người sử dụng nó sẽ cảnh báo ta bằng những dòng chữ màu đỏ, buộc ta phải tạo một tên khác và nhập lại mật khẩu
Nếu username đó chưa có người sử dụng thì nó sẽ đưa ta đến trang kế tiếp
Bây giờ ta mở trình duyệt lên gõ vào
http://gmail.com nó sẽ đưa bạn vào hòm thư của bạn vừa mới tạo (nó sẽ tự ghi nhớ), để kích hoạt tài khoản DNS vừa tạo :


Sau đó ta nhấp chuột vào DynDNS Support sẽ đưa ta đến trang kế tiếp như sau :


Sau đó bạn sẽ nhập vào ô username và ô password và nhấp login để vào trang tạo tên miền và host (username và password là hồi nãy chúng ta đã tạo).
Khi đã login vào được nó sẽ đưa ta đến trang kế tiếp như hình sau :


Sau đó bạn nhấp vào Add Host Services để vào trang tạo host như sau :


Phần Hostname :
ô đầu tiên ta đánh vào tên bất kỳ để sau này ra ngoài internet để bạn đánh vào (ví dụ: songnhac166)
ô thứ hai ta chọn đuôi cho tên miền (ví dụ: homeip.net )
Phần Wilcard : ta đánh dấu check vào nó
Phần Services Type : ta chọn Host with IP Address
Phần IP Address : ta nhấp vào dòng chữ IP ở dưới để nó điền địa chỉ vào ô trên, sau đó nhấp vào Edit TTL
Sau đó nhấp chuột vào Creat Host

Lưu ý : nếu tên miền đã có người sử dụng sẽ thông báo dòng chữ màu đỏ ở phía dưới, ta phải đặt lại tên mới.

Nếu tên miền tạo thành công nó sẽ đến một trang mới như sau :


BƯỚC 3 : CẤU HÌNH ĐỊA CHỈ DNS VÀO ĐẦU GHI HÌNH CAMERA (KVD604, 608, 616)

Ta bỏ đĩa driver đi kèm đầu ghi khi mua hàng vào máy vi tính, sau đó click chuột vào nó để cài đặt (ta cứ Next liên tục). Sau khi đã cài xong sẽ hiện biểu tượng như hình bên.
Sau khi đã tạo xong tên miền ta sẽ mở đầu ghi hình lên để cấu hình cho đầu ghi (hình dưới dùng cho đầu ghi KVD 604, 608, 616)
Nhấp chuột vào biểu tượng (hình bên) sẽ có giao diện như sau :


Ta nhấp vào biểu tượng quyển sách có dấu cộng bên cạnh sẽ hiện ra một bảng điền thông tin như sau :


Ô IP Address ta nhập địa chỉ đầu ghi (ví dụ: 192.168.1.27)
User name : mặc định là admin
Password : admin
Sau đó Apply sẽ đến màn hình kế tiếp :


Địa chỉ ta vừa nhập sẽ hiện qua ô hình bên cạnh, ta nhấp đôi chuột vào địa chỉ đó sẽ hiện ra khung hình camera như sau :


Sau đó Ta nhấp vào biểu tượng thứ 2 tính từ bên trái qua (có 6 biểu tượng bên góc trên giao diện), sau đó nó sẽ hiện ra khung hình bên cạnh
Ta nhấp vào hình cái đầu có cái bánh răng bên cạnh (Setting), để đưa đến khung cấu hình như sau


Ta nhấp vào dấu cộng trước Network để hiện ra DDNS
Nhấp chọn DDNS dưới Network
DNS server1 & DNS server2 : nhập vào địa chỉ nhà cung cấp mạng
Một số địa chỉ nhà cung cấp mạng :
Viettel : DNS server1 : 203.113.188.1
DNS server2 : 203.113.131.1
FPT : DNS server1 : 210.245.10.130
DNS server2 : 210.245.31.130
VNPT : DNS server1 : 203.162.4.190
DNS server2 : 203.162.4.191
DDNS : chọn On
User name : đánh vào user name của Account của trang
http://www.dyndns.com vừa mới tạo xong
Password : đánh vào mật khẩu đi kèm theo
Domain : đánh vào tên miền mà mình đã tạo (ví dụ: songnhac166.homeip.net)
System : chọn dyndns
Sau đó nhấp Apply, rồi nhấp OK
Ta đã hoàn tất việc cài đặt cấu hình cho đầu ghi
Bước 4 : cấu hình cho Router Dlink (còn router Draytek DMZ nằm trong NAT)

Mở trình duyệt Internet Explorer lên và đánh vào địa chỉ :
http://192.168.1.1
Sau đó nhập user là : admin, Password : admin
Nó sẽ có giao diện như sau

Ta nhấp vào Enable và đánh vào địa chỉ đầu ghi vào ô Ip Address (ví dụ : 192.168.1.27)
Sau đó vào thẻ Tools, chọn System, rồi chọn Save and reboot để lưu lại cấu hình.

Công việc hoàn tất cài đặt, sau khi ta save and reboot chờ khoảng 3 phút ta ra internet bên ngoài đánh vào tên miền vừa mới tạo (ví dụ: songnhac166.homeip.net), nếu hiện lên bảng login user and password thì ta đánh vào là user: admin, password: admin. Đợi vài phút nó sẽ hỏi cài đặt ActiveX ta nhấp chọn và cài đặt nó sau đó nhập lại tên miền là OK.

Tài liệu này được sưu tầm trên mạng .

Hướng dẫn sử dụng hệ thống camera giám sát qua mạng cho các đầu ghi AVTECH


Hướng dẫn sử dụng hệ thống camera giám sát qua mạng cho các
đầu ghi AVTECH
(Dùng cho các đầu ghi: AVC 760, AVC787, AVC785, AVC783…)


A. Kết nối để xem hệ thống :
Tại chỗ có 2 cách xem :
Cách 1: Xem trực tiếp trên Tivi
Cách 2: Xem qua mạng LAN. (Có thể xem được tại tất cả các máy trong mạng LAN)
Bật phần mềm VIDEO SERVER E trên màn hình sẽ hiển thị :
Sau đó nhập vào USER , PASSWORD, IP ……………, PORT ……. ấn ENTER Màn hình sẽ
hiển thị
Các phím chức năng như sau :
a. Transfer Rate : Hiển thị tốc độ truyền hình qua mạng từ 0.5 – 7 fps tuỳ thuộc vào đốc
độ đường truyền của nhà cung cấp internet nơi lắp đặt .
b. Data Transfer Rate Per Second : Tốc độ truyền dữ liệu qua mạng (tính theo Kb)
c. Connect / Disconnect : Phím nối hoặc ngừng kết nối
d. Resolution: Thay đổi độ phân giải màn hình theo dõi 320 x 276 hoặc 640 x 552
e. Image Quality (High , Medium , Low ) : Thay đổi chất lượng hình
f. Snapshot : Ấn phím này để chup ảnh hiện tại (thường mặc định lưu trên Destop)
g. Record : Ấn phím này để ghi hoặ ngừng ghi hình vào máy tính (thường mặc định lưu
trên Destop 1 file chứa 18.000 frame nếu vượt quá sẽ tự động ghi sang file khác, yêu câu ổ
cứng máy tính phải > 200MB con trống)
i. Number of Online Users : Số lượng ng−ời đang truy cập
j. CH 1 ~ 4 : Lựa chọn kênh 1 – 4 để xem trên màn hình
k. 4 Channel Display : Lựa chọn chế độ chia 4 xem trên màn hình
l. Search : Vào mục tìm kiếm dữ liệu đã ghi để xem lại
m. Record : Ấn để ghi hình vào đầu ghi
n. Stop / Fast Rewind / Fast Forward / Pause / Slow Playback / Play : Dừng ghi hình và
các tính năng tua nhanh chậm khi đang xam lại
o. () : Thay đổi các thông số trong cài đặt
p. () : Thay đổi các thông số trong cài đặt
q. Digital Zoom : Digital zoom in/out : Phóng to hình
r. Set :Thay đổi vị trí các kênh trên màn hình
s. Sequence : Ấn phím này để vào chế độ gọi hình trên màn hình
t. Enter : Ấn phím này đ? xác nhận các cài đặt
u. PTZ Control On / Off : Tắt bật tính năng PTZ
v. Menu / Up / Down / Left / Right : Vào mục cài đặt và di chuyển con trỏ khi cài đặt muốn
thoát ra khỏi cài đặt Ấn tiếp MENU
w. R.E.T.R. (Remote Event Trigger Recording) : Kích hoạt tính năng ghi hình từ xa khi có
alarm _(For Model 5 only):
x. Search DVR Video Data :
Xem qua mạng Internet (Ở bất cứ nơi đâu có kết nối Internet) :
Vào phần mềm Internet explorer đánh vào địa chỉ : www.tendaughi.dyndns.org màn hình
sẽ hiển thị :
+ Nhập vào Username password rồi ấn ENTER
+ Chờ khoảng 10giây (nếu hiển thị bảng thông báo thì ấn nút RUN).
+ Nếu đã hiển thị bảng điều khiển nhưng không lên hình thì ta phải cài thêm phần mềm hỗ
trợ hình ảnh Java như sau:
- Vào phần “download tài liệu” để download phần mềm Java hoặc:
- Vào phần mềm Internet explorer đánh vào địa chỉ:
http://java.com/en/download/manual.jsp
Màn hình sẽ hiển thị :
Màn hình hiển thị tiếp :
NSD vào lại phần mềm Internet explorer đánh vào địa chỉ www.dyndns.org nhập vào user và
pass khi đó màn hình sẽ hiển thị :
C. Hướng dẫn Xem lại hình ảnh trong đầu ghi:
- Tại chỗ: ấn vào nút Search trên tay điều khiển.
- Qua mạng LAN (dùng phần mềm Video Server E)- Lưu ý do điều khiển qua mạng nên
các lệnh sẽ chậm do vậy cần phải chờ sau
mỗi lần ấn phím
-Qua Mạng Internet (dùng Internet Explorer)
Sau khi lựa chọn nút SEARCH màn hình sẽ hiển thị :
Dùng các nút lên xuống như Hình vẽ để lựa chọn vào TIME SEARCH rồi nhấn vào nút
ENTER Màn hình sẽ hiển thị :

Sử dụng các nút lên xuống trái phải để lựa chọn đến các thông số về ngày, tháng, năm,
giờ, phút. rồi ấn nút + , - để thay đổi các thông số này đến thời gian cần xem lại.
Rồi sử dụng nút lên xuống để lựa chọn vào mục SELECTED và ấn nút ENTER thì sẽ bật
chế độ xem lại.
Sau đó sử dụng các phím điều khiển sau :

Tài liệu này được sưu tầm trên mạng

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Cách cài đặt Modem ADSL để xem Camera qua mạng Internet

Cách cài đặt Modem ADSL để xem Camera qua mạng Internet

Trên đa số các modem thông dụng hiện nay đều có hỗ trợ việc khai báo tài khoản DynDNS.org vào cấu hình của modem để hỗ trợ việc truy cập từ xa qua modem. Để thực hiện điều này trước hết cần tạo tài khoản và host DNS trên trang web DynDNS.org, sau đó ghi nhớ 3 thông số sau: Host name, User Name và Password. Dùng 3 thông số này để khai báo Dynamic DNS ở một số modem như sau:
1./ Modem ADSL DLink

2./ Modem ADSL Draytek

3./ Modem ADSL Netgear
4./ Modem ADSL Speedtouch

5./ Modem ADSL Linksys

NAT Port Modem
Port Forwarding cho modem Alcatel SpeedTouch
Bước 1: Để cấu hình portforwarding cho router này máy tính của bạn cần có địa chỉ IP tĩnh.
Bước 2: Mở giao diện Web browse chẳng hạn như Internet explore hoặc Netscape
-Gõ địa chỉ IP của router này vào thanh address. Theo mặc định địa chỉ IP của router là192.168.1.1

Bước 3: Ngay sau khi bạn kết nối vào router bạn sẽ quan sát thấy màn hình như trên. Click chuột vào nút NAPT.

Bước 5: Router này chỉ cho phép bạn chuyển tiếp một port tại một thời điểm. Cần phải mất một thời gian chuẩn bị để chuyển tiếp các port khi bạn phải chuyển tiếp một vùng port. Chọn giao thức cho port mà bạn muốn chuyển tiếp sử dụng thanh cuộn Protocol. Gõ số hiệu port mà bạn muốn chuyển tiếp vào cả hai hộp thoại Inside port và Outsite port. Gõ vào địa chỉ IP mà bạn muốn các port này chuyển tiếp tới vào hộp thoại Inside IP. Đây sẽ là địa chỉ IP của máy tính có phần mềm yêu cầu portforwarding. Ví dụ bạn có máy chủ chạy dịch vụ Web server thì địa chỉ IP trong hộp thoại Inside IP là địa chỉ của máy chủ Web server đó. Trong hộp thoại Outside IP nên thiết lập địa chỉ là 0.0.0.0 trừ khi bạn có nhiều địa chỉ IP ngoài. Hầu hết người sử dụng không có địa chỉ IP ngoài. Nếu bạn có nhiều địa chỉ IP ngoài bạn có thể nhập một trong số các địa chỉ đấy vào hộp thoại Outside IP. Click vào nút Apply. Bây giờ bạn sẽ quan sát thấy cấu hình vừa được tạo ra trong bảng trên.
2. Port Forwarding cho modem Planet ADE-3000 Router
Bước 1: Để thiết lập portforwarding cho router này thì máy tính của bạn phải có địa chỉ IP tĩnh.
Bước 2: Mở giao diện web browser chẳng hạn như internet explore hoặc netscape. Gõ địa chỉ IP của router vào thanh address bar trong web browser. Theo mặc định địa chỉ IP được thiết lập cho router này là 10.0.0.2

Bước 3: Điềnusername và passwordđểđăng nhập vào router. Theo mặc định username là admin và password là conexant. Click chuột lên nút OK để đăng nhập.

Bước 4: Trên menu bên trái màn hình click chuột vào link Virtual Server.

Bước 5: Router này chỉ cho phép bạn chuyển tiếp (forward) 1 port tại một thời điểm. Điều này rất bất tiện nếu bạn cần chuyển tiếp một vùng port. Tóm lại, điều này có nghĩa là bạn cần phải tạo ra một dòng cấu hình trên port mà bạn muốn chuyển tiếp. Chọn một port mà bạn muốn chuyển tiếp đi và điền số hiệu port đấy vào hộp thoại Public Port. Trong hộp thoại Private Port điền chính xác port giống như trên. Trong mục Port Type lựa chọn laọi giao thức sử dụng. Nếu bạn cần phải sử dụng cả hai giao thức TCP và UDP thì tạo ra một bản sao cấu hình. Cấu hình đầu tiên sẽ lựa chọn TCP, trong khi cấu hình thứ hai sẽ lựa chọn UDP. Gõ địa chỉ IP mà bạn muốn chuyển tiếp các port này tới vào hộp thoại Host IP Address. Đây sẽ là địa chỉ IP của máy tính có phần mềm yêu cầu portforwarding. Ví dụ: bạn có máy chủ Web server thì địa chỉ IP điền vào trong hộp thoại Host IP Address là địa chỉ của máy chủ Web server đấy. Click chuột vào nút Add This Setting. Nếu bạn cần chuyển tiếp nhiều port thì lựa chọn các port khác và lặp lại bước 5.
Bước 6: Sau khi đã adding port, click chuột vào nút Save settings ở bên trái menu để kết thúc.

Port Forwarding cho Modem ZyXel

Bước 1: Để thiết lập portforwarding cho router này thì máy tính của bạn cần phải có địa chỉ IP tĩnh.
Bước 2: Mở giao diện Web browser chẳng hạn như Internet explore hoặc Netscape. Gõ địa chỉ IP của router vào thanh address trong web browser. Theo mặc định địa chỉ IP của router Zyxel là 192.168.1.1.

Bước 3: Điền username và password để truy cập vào router. Theo mặc định username là admin và password là 1234. Sau khi truy cập vào router bạn sẽ quan sát thấy menu sau:

Bước 4: Click chuột vào NAT giữa màn hình bạn sẽ quan sát thấy menu sau:

Bước 5: Ngay khi menu trên xuất sẽ xuất hiện dấu chấm tại trường SUA Only (mặc định lựa chọn SUA Only). Click chuột vào tuỳ chọn Edit Detail kề bên cạnh SUA Only bạn sẽ quan sát thấy menu sau:

Bước 6: Gõ vào hộp thoại Start Port No số hiệu port nhỏ nhất và hộp thoại End Port No số hiệu port lớn nhất mà bạn muốn chuyển tiếp đi. Trong hộp thoại IP Address điền vào địa chỉ IP trong mà ta muốn chuyển tiếp các port tới. Đây sẽ là địa chỉ IP của máy tính có phần mềm yêu cầu portforwarding. Ví dụ: bạn có máy chủ chạy dịch vụ Web server thì địa chỉ IP trong hộp thoại IP Address là địa chỉ của máy chủ Web server đó.
Bước 7: Click vào nút Save để ghi lại cấu hình vừa thiết lập. Sau đó bạn sẽ quay trở lại menu NAT Settings. Quay về đầu và click chuột vào nút Apply để kết thúc.


Tài liệu này được sưu tầm trên mạng 

Hướng dẫn cài đặt mọi loại đầu ghi

Hướng dẫn cài đặt mọi loại đầu ghi và camera IP lên mạng
________________________________________

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đầu ghi hình hỗ trợ tính năng xem qua mạng, nhưng mỗi loại đầu ghi lại có cách cài đặt khác nhau. Điều này đã khiến cho rất nhiều khách hàng cũng như các kỹ thuật bối rối trong việc cài đặt. Về bản chất mọi camera IP và đầu ghi hiện nay đều hoạt động theo một phương thức như nhau, đó là truyền dữ liệu thông qua các Port của Modem. Khi các Port được thiết lập thì các thiết bị tự động đẩy dữ liệu ra ngoài thông qua các Port.

Vậy nguyên tắc cơ bản chúng ta phải làm khi cài mạng cho các đầu ghi và camera IP là:
- Đặt IP tĩnh cho đầu ghi hoặc camera IP
- Đặt port cho đầu ghi hoặc camera IP
- Mở port cho modem mà bạn đã đặt trong đầu ghi hoặc camera
- Nếu mạng của bạn không có IP tĩnh, bạn có thể đăng ký DNS tại www. dyndns.orgadd DNS cho modem để bạn có thể truy cập dễ dàng bằng bằng tên miền

Lý thuyết là vậy, còn việc ứng dụng thực tế như thế nào tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các ví dụ sau đây :

VD1: với đầu ghi AVtech - Nếu như bạn đã từng cài đặt đầu ghi này tôi dám chắc các bạn đều làm theo các bước hướng dẫn trên mạng, mà ít hiểu được bản chất của vấn đề, nếu chúng ta hiểu được bản chất của nó thì bạn có thể bỏ đi rất nhiều bước không cần thiết trong quá trình cài đặt.
Thông thường các chỉ dẫn trước đây như sau :
B1: Đặt IPport cho đầu ghi. VD: IP:192.168.1.123 và Port:80
B2: Đăng ký DNS tại www.dyndns. orgadd DNS cho đầu ghi.
B3: Mở Port cho Modem, add DNS cho modem
….

Sau một chuỗi các bước loằng ngoằng bạn cũng đưa được hình ảnh từ đầu ghi lên mạng. Nhưng theo cách thức hoạt động để đưa hình ảnh lên mạng của đầu ghi như trên tôi đã nói và so sánh với các bước cài đặt đầu Avtech thông thường hiện nay bạn có thể bỏ đi được những bước nào không? Tôi trả lời là có, nếu như Modem chúng ta đã có hỗ trợ add DNS thì chúng ta cũng chả cần phải khai báo thêm DNS trong đầu ghi làm gì cả. Chúng ta chỉ cần làm: Đặt IP tĩnh và mở port cho đầu ghi. Chỉ cần như vậy là xong mọi chuyện với việc thiết lập mạng cho đầu ghi. Còn mọi chuyện tiếp theo là do cách mở port trên Modem của bạn.

Đấy chỉ là đầu ghi của Avtech còn các loại đầu ghi mới thì sao, nó bắt mở nhiều port hơn và tài liệu khuyến cáo nên sử dụng DNS của hãng cấp cho …. “thật là rắc rối!” nhiều khách hàng đã than phiền với chúng tôi như vậy.
Bạn đừng quá lo lắng, theo nguyên tắc hoạt động của đầu ghi chúng ta chỉ cần đặt IP tĩnh cho nó, mở portadd DNS là chúng ta xem qua mạng được.
Vậy với trường hợp đầu ghi đòi hỏi chúng ta mở nhiều port thì chúng ta làm sao. Các bước diễn ra như sau:

B1: đặt IP tĩnh cho đầu ghi VD: 192.168.1.123
B2: xem trong phần Port của đầu ghi nó cần mở bao nhiêu portport nào, VD: nó cần 3 port : 80 9091 9092
B3: bạn vào trong modem mở 3 port 80 9091 9092 cho IP 192.168.1.123
B4: Đăng ký DNS tại www.dyndns. orgadd DNS cho modem.
Vậy là xong quá trình cài đặt cho đầu ghi.

Bạn để ý ở đây, tôi không cần đăng ký DNS cho đầu ghi qua trang của nhà cung cấp mà vẫn dùng DNS của trang www.dyndns. org, bởi vì hiện nay hầu hết các modem đều hỗ trợ tính năng cập nhập IP tự động qua trang www.dyndns. org, và tính năng cập nhập IP tự động này tốt hơn rất nhiều so với tính năng cập nhập IP của đầu ghi. Do vậy tính ổn định và tính phổ biến cao hơn hẳn so với DNS của nhà sản xuất đầu ghi cung cấp.
Qua các phân tích và ví dụ ở đây, các bạn cũng có thể rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong quá trình cài đặt đầu ghi qua mạng.


Tài liệu này được sưu tầm trên mạng

HƯỚNG DẪN ĐẦU GHI H-264



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẦU GHI H264 NEW COMPRESSION DVR 4100 - 8100 - 16100 (4CH - 8CH - 16CH)

+ Format ổ cứng, phải chuột nhấn Main Menu


+ Nhấn Utility


+ Nhấn nút HDD Initialization



+ Đánh dấu check vào ô số 1 và nhấn Start



+ Nhấn Yes


+ Nhấn Close


+ Nhấn Diagnostic


+ Nhấn Close


+ Xem lại phần ghi hình, Nhấn Playback


+ Quá trình ghi lại


+ Cấu hình ghi theo lịch trình, phải chuột chọn Record On/Off


+ Biểu tượng đồng hồ xuất hiện


+ Chọn Schedule Setup


+ Kích chọn theo mục


+ Đánh dấu check mục Enable và mục ScheduleRecord Nomal. Sau đó nhấn OK


+ Tương tự như vậy bạn cấu hình từ 4kênh – 8kênh - 16kênh Camera như trên


+ Tìm phần ghi hình theo thời gian, ngày giờ. Kích nút Seach Setup


+ Nhấn Time Search


+ Chọn ngày cần xem. VD: Kích chọn ngày 30


+ Chọn giờ cần xem. VD: Nhập giờ 08:56:09 hoăc bạn có thể kéo thanh trượt qua lại. Nhấn OK


+ Quá trình ghi hình sẽ theo ngày, giờ bạn đã chọn.


+ Cấu hình PTZ, Chọn PTZ & RS 485 Setup


+ Đánh dấu Check vào ô Enable PTZ, chọn Protocol: Peclco-D, PTZ ID: 1, Baud Rate: 2400, RS- 485 ID: 1, RS-485 Baud Rate: 2400, Protocal: Li-Lin. Nhấn OK


+ Nhấn PTZ Control


+ Biểu tượng PTZ xuất hiện


+ Set điểm Camera Speed dome. VD: Camera Speed dome VT 9311, chọn số 1


+ Chọn biểu tượng lá cờ


+ Nhấn nút mũi tên qua phải, qua trái, lên, xuống, zoom (+), zoom (-) tùy theo ý tưởng của bạn. VD: Qua phải, nhấn nút mũi tên bên phải


+ Nhấn nút mũi tên có số 1 để gọi lệnh


+ Tương tự bạn set cho các điểm tiếp theo, Camera Speed Domeb VT-9311 chạy Auto tự động sẽ là 54, các điểm mà bạn đã set khi chạy Auto tự động sẽ là 51


HƯỚNG DẪN XEM NỘI BỘ ĐẦU GHI H264 NEW COMPRESSION DVR VT - 4100 - 8100 - 16100 (4CH - 8CH - 16CH)

+ Mở IE (Internet Explore), gõ http://192.168.1.106, User name: Admin, Pass: 123456, tất cả cấu
hình theo mặc định của đầu ghi DVR VT - 4100- 8100 – 16100.


+ Kích chọn Internet Explore 6,7,8


+ Giao diện chính của màn hình.


+ Bạn có thể cấu hình lại IP bằng cách nhấn phải chuột trên màn hình chọn Main Menu.


+ Nhấn Network Setup.


+ Chọn Type: LAN


+ Chỉnh IP Address (Cấu hình IP tùy theo lớp mạng của bạn đang sử dụng). VD: IP Address: 192.168.1.x, Subnet Mask: 255.255.255.0, Getway: 192.168.1.x, DNS: 192.168.1.x. Nhấn Enter.


+ Nhấn OK


HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH XEM QUA MẠNG ĐẦU GHI H264 NEW COMPRESSION DVR VT - 4100 - 8100 - 16100 (4CH - 8CH - 16CH)

+ Tạo Host Name tên miền DNS. Mở IE, gõ http://www.dyndns.com. Nhấn Create Account.



+ Gõ thông tin đầy đủ trong phần Creat Account. VD: Username: xxxx, Pass: xxxx, Email: xxxx. Nhấn Creat Account
Lưu ý: Account trên trang DNS cho phép sử dụng 1 lần tài khoản Email và tối đa 5 Host Name


+ Sau khi đăng ký xong, bạn vào hộp thư email, kích hoạt đường Link của DNS nó mới hoạt động được


+ Mở hộp thư email kích hoạt đường link


+ Đây là đường link của DynDNS.com


+ Gõ Username và Pass vừa tạo. Nhấn Login


+ Nhấn Add Host Services

+ Gõ Host cần tạo. VD: demovanxuan.homeip.net, kích User auto detected IP118.68.252.143. Nhấn Add To Cart.


+ Nhấn Next



+ Nhấn Activate Services.


+ Đây là Host Name tiên miền chúng ta vừa tạo.


+ Mở IE (Internet Explore), gõ IP của Router. VD: 192.168.1.1, User: Admin, Pass: Admin (theo mặc định của nhà sản xuất của Router mà bạn đang sử dụng). Nhấn OK


+ Kích chọn NAT, chọn Open Port


+ Đánh đấu check Enable và điền đầy đủ thông tin. VD: Comment: DVR H264 NEW VT-1600, Wan Interface: Wan 2, Local Computer: 192.168.1.106, Potocol : TCP, Start Port: 84, End Port: 84. Nhấn OK
+ Lưu ý: Địa chỉ IP và Port cấu hình theo đầu ghi



+ Ở mục 4 là phần mở Port của đầu ghi, router này cho phép chúng ta mở 20 port.


+ Nhấn Applications, chọn Dynamic DNS.


+ Đánh dấu check chọn Enable Dynamic DNS Setup, chọn Index: 1


+ Điền thông tin đầy đủ. VD: Wan Interface: Wan2 Fist, Service Provider: dyndns.org (www.dyndns.org), Service Type: Dynamic, Domain Name: demovanxuan.homeip.net, Login Name: xxxx, Password: xxxx, đánh dấu check Wildcards (gõ Host Name tên miền DNS và tài khoản trong trang DNS đã tạo). Nhấn OK


+ Mở IE (Internet Explore), gõ Host tên miền DNS. VD: http://vantech.gotdns.com:82. Chọn Internet Explorer 6, 7, 8.


+ Nhập User Name: Admin, Pass: 123456 (theo mặc định của đầu ghi). Nhấn OK


+ Giao diện chính của màn hình xem qua mạng


+ Như vậy chúng ta đã cấu hình xong.



Tài liệu này được sưu tầm trên mạng